Quán cơm Âm Phủ

Lượt xem: 2502
Đến Huế, ngoài việc tham quan những cung điện, lăng tẩm của các bậc đế vương bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản của vùng đất cố đô. Trong số đó, có một món ăn không chỉ hấp dẫn với du khách nước ngoài đến với Việt Nam, mà còn ngày càng được phổ biến ở nhiều quốc gia nơi có người Việt sinh sống, đó là: cơm Âm Phủ.
Quán cơm Âm Phủ là một điều huyền sử nhỏ nhoi chấm phá trớ trêu trên trang sử của xứ Huế, bên cạnh những cung điện lăng tẩm đế vương. Tuy nguyên thủy là quán nghèo, nghe nói quán này có gia phả hẳn hoi, ra đời đâu đó vào năm cuối của đệ nhị Thế chiến 1914-1918 do ông Tống Phước Kỷ. Cơm Âm phủ là một loại cơm đặc biệt của một hàng cơm đối diện sân Vận động Huế, có tên là quán Âm phủ. Trong những đợt xây dựng các công trình ở Huế, đại đa số dân phu trai tráng đều về sống trọ quanh quẩn vùng này. Sau một ngày lao động, họ tìm đến các quán để vùi quên số phận trong men say, đen đỏ. Nơi này thửo xưa này lại còn là tụ điểm chơi đêm của các quan chức nhà nước, các bậc giàu sang, kể cả những người lính viễn chinh Pháp đóng ở Toà khâm … để rồi có biết bao mảnh đời bất hạnh đã phải lao động tình dục nuôi thân khi số phận đã bắt họ sinh ra đời trong một vì sao xấu.
Quán Ẩm phủ được mở bán ban đêm. Khởi đầu đây chỉ là một quán nghèo đơn sơ nằm sâu dưới nền ruộng hai bên vệ đường.Từ lề đường, khách phải đi tụt xuống thật sâu.Thời ấy, chưa có đèn điện như bây giờ. Vào quán chỉ thấy mấy cây đèn dầu hắt ra ánh sáng leo lét tù mù… Đang khi ngồi ăn, thực khách cảm thấy rờn rợn như đang ngồi ở cõi âm ty. Cái tên quán Âm phủ bắt đầu từ đấy. Cái tên “Âm phủ“ chỉ là một cái tên đặt do những người khách bình dân làm công lam lũ hay ở đợ thời đó, chứ ai buôn bán mà chọn cái tên ma quái làm gì! Tên này đã lọt tự nhiên vào câu vè của xứ Huế xưa:
‘Kể từ ngày thất thủ Kinh đô,
Tây qua giăng giây thép, họa địa đồ nước Nam
Lên Dinh, ở tớ Tòa Khâm
Chén Cơm Âm Phủ, áo đầm mồ hôi!
Lần đầu tiên thấy tên “Cơm âm phủ” trên thực đơn, có thể bạn sẽ giật mình nhưng rồi nếu tò mò gọi món, bạn sẽ ồ lên thích thú bởi lối trình bày “bắt mắt” của món ăn này.Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế. Cơm âm phủ tạo cho bạn một cảm quan rất Huế bởi từ nguyên liệu đến khâu bày biện, trang trí đều mang tính thôn dã của dân gian vừa phảng phất phong cách cung đình! Theo chuyên gia ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải, dựa trên triết lý của Phật giáo, 7 màu sắc bày trên dĩa cơm tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật.
Trên dĩa cơm dẻo và thơm, thực khách có thể lần lượt khám phá hương vị rất riêng của từng nguyên liệu. Thịt ba rọi thái sợi mỏng, chả lụa Huế, tôm xay nhuyễn, nem Huế nướng, trứng đổ chả, rau thơm, dưa leo… tất cả được sắt sợi và trình bày theo nghệ thuật phối màu hài hòa. Chỉ với một dĩa cơm, thực khách có thể thưởng thức được nhiều đặc sản Huế với các món ăn thuộc các nhóm dinh dưỡng cần thiết. Nét độc đáo của món ăn này không chỉ nằm ở điểm hình thức, dinh dưỡng mà còn khá rẻ và mang nét rất riêng của Huế , dù bạn có ăn “Cơm âm phủ” ở bất cứ nơi nào.
Món ăn này được chế biến không khó nhưng để có sự nhẹ nhàng của đất thần kinh, bạn cần có đôi tay khéo léo để thái sợi “đều tay” các nguyên liệu và có một trình độ thẩm mỹ nhất định để trình bày dĩa cơm, tạo nên ấn tượng độc đáo từ lần đầu tiên ngay cả đối với những thực khách khó tính nhất.
Trải qua bao thăng trầm và đổi thay của thời gian, ngày nay đến Huế bạn chỉ có thể tìm về quán cơm Âm Phủ ở tầng lầu của ngôi nhà số 35 đường Nguyễn Thái Học – HUẾ. Tại đây, ngoài món cơm Âm Phủ truyền thống còn có các món mới như lươn um, dồi trường, mép bò chấm nắm nêm…Trên dĩa cơm thơm dẻo, bạn có thể thưởng thức món ngon này cùng cùng thịt ba rọi thái sợi mỏng, chả lụa Huế, tôm xay nhuyễn, nem Huế nướng, trứng đổ chả, rau thơm, dưa leo… tất cả được sắt sợi và trình bày theo nghệ thuật phối màu hài hòa. Cơm Âm Phủ sẽ tạo cho bạn một cảm quan rất Huế bởi từ nguyên liệu đến khâu bày biện, trang trí đều mang tính thôn dã của dân gian vừa phảng phất phong cách cung đình.

 

Tư Vấn Du Lịch