Giới thiệu về tuyến điểm Đà Nẵng Huế - Phần I

Khi về miền Trung du khách không thể bỏ qua điểm các điểm du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Hội An, Cố đô Huế qua đây tôi xin giới thiệu đến du khách trước về địa danh du lịch Huế và bắt đầu khởi hành từ thành phố biển Đà Nẵng

Nằm cách Huế 100km về hướng Bắc nhưng trên cung đường này khi đến được Huế du khách sẽ đi qua rất nhiều địa danh nổi tiếng như đèo Hải Vân, Đầm Lập An, Lăng Cô, Phá Tam Giang, Dãy Bạch Mã, Huế
Chúng tôi sẽ giới thiệu đến du khách địa danh đầu tiên trong chuyến tham quan cố đô Huế từ Đà Nẵng đó là đèo Hải Vân nổi tiếng nơi phân chia ranh giới trong lịch sử giữa đang trong và đàng ngoài và gữa tỉnh luỵ huế với thành phố Đà Nẵng. Trong quá khứ vua Lê Thánh Tông đã có công lớn nhất trong việc khai phá và mở rộng con đèo này và thời kỳ sau này đèo Hải Vân được mệnh danh thiên hạ đệ nhất hùng quan với công trình nổi bật nhất là Hải Vân Quan do vua Minh Mạng xây dựng.

Đi bộ thì sợ đèo hải vân
Đi biển thì sợ sóng thần hang dơi


Đến với đèo Hải Vân du khách không chỉ tham quan công trình lịch sử  mà còn ngắm cảnh đẹp toàn thành phố Đà Nẵng với không khí mát mẻ trên độ cao 500m so với mực nước biển.

Quý khách khi vượt qua đèo Hải Vân 26km thì trước mắt mở ra quang cảnh choáng ngợp với vịnh lăng cô tuyệt đẹp đầy quyến rũ được bình chọn một trong 20 vịnh đẹp nhất hành tinh với chiều dài hơn 10km. du khách sẽ có thời gian dừng chân để chụp ảnh và hình dung về vẻ  đẹp hoang sơ của biển

Lên rừng thì gặp người hung bạch mã
Xuống biển thì gặp người đẹp lăng cô


Trước đây Vịnh lăng cô được so sánh với người con gái huế với tà áo dài tím thướt tha đầy lãng mạng.
Để tạo ra được vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô thì một địa danh nữa chúng tôi muốn nhắc tới đó chính là đầm lập an. Một cái đầm nước lợ với hơn 100 cuối suối lớn nhỏ từ dãy núi trường sơn hung vĩ đổ ra tạo nên phong cảnh rừng nước mênh mông với diện tích mặt nước 80ha, chính vì vậy tại đây tạo điều kiện cho người dân nưôi ngọc trai để đáp ứng nhu cầu kinh tế của mình.
 
Tiếp đến đoàn sẽ đến ngọn đèo Phú Gia được vua Gia Long đặt tên vào năm 1809 khi một lần vua đặt chân lên ngọn đèo này nhìn về phía vịnh Lăng Cô nhìn thấy các vùng dân cư này rất nhiều gia đình giàu có với nhiều ngôi nhà lớn trích lại câu thơ trên
Xuống biển thì gặp người đẹp lăng cô
Sự kể rằng cái Phú Gia cũng từ câu : Xuống biển thì gặp người đẹp Lăng Cô nơi có rất nhiều cô gái đẹp và các triều vua nhà Nguyễn đưa về làm phi tần và gia quyến của họ cũng được hưởng phúc từ đây nên vùng này xưa kia khá trù phú.

Vượt qua ngọn đèo thấp Phú Gia du khách sẽ nhìn xa sẽ có địa danh cảng Chân Mây thuộc địa phân Phú Lộc là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam nổi tiếng với việc xuất khẩu cây gỗ Tràm. Bởi vì vùng đất Phúc Lộc bị ngập mặn của vùng nước lợ Phá Tam Giang nơi đây cũng có một loại đặc sản đó là dầu cây Tràm có rất nhiều công dụng trong chữa trị nhức mỏi chân tay cho người cao tuổi và muỗi đốt cho trẻ em.
 
Tiếp đến du khách sẽ vượt thêm ngọn đèo thấp nữa đó là đèo Phước Tượng , Phước là phước lộc tượng là voi bởi dưới chân đèo là nơi giao thoa của ba con sông nên thường có các con sóng dữ nên vua Gia Long cử một đạo sĩ cởi voi đi tiêu diệt con sóng lớn theo phong tục tín ngưỡng của thời bấy giờ như khi đến địa điểm đèo đàn voi tự dưng lăn ra chết, để nhớ ơn đàn voi đã đưa đoàn từ kinh thành ra đến đây nên người ta đặt là đèo Phước Tượng.

Tiếp đến đây du khách sẽ có thể chiêm nghiệm một bài thơ hay và có ý nghĩ thực tế.

Đường ra xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh hoạ đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

 
Đến đây du khách sẽ nhìn thấy được phá Tam Giang nơi hội tụ giữa ba con sông lớn của Huế đó là sông Bồ, Sông Ô Lau, Sông Hương nơi có các cơn sóng ác xưa kia cũng là nỗi khiếp sợ của người dân khi đi trên con phá này.

Tham khảo thêm các tour Huế khởi hành từ Đà Nẵng : Tour Huế

Xem tiếp phần 2: http://www.tourdananggiare.net/ho-tro-dich-vu-du-lich/bai-thuyet-minh-ve-diem-du-lich-hue-phan-2-940.html

Tư Vấn Du Lịch